Những căn bệnh về huyết áp hay những biến chứng nguy hiểm do bệnh huyết áp là mối lo sợ của nhiều người. Ngày nay không chỉ những người cao tuổi mà nhiều người trẻ tuổi cũng dễ mắc phải. Để biết cách điều trị và ngăn ngừa hiệu quả bệnh về huyết áp, chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp và cả các phương pháp điều trị. Hiểu được điều đó, bài viết sau đây sẽ là kiến thức Y tá và Điều dưỡng tốt nhất cho bạn để giải quyết hết những vấn đề này.
Tổng quan về huyết áp
Đây là một trong những kiến thức mà bất cứ điều dưỡng viên trong ngành điều dưỡng tại Việt Nam hay bất cứ nơi đâu cũng phải nắm vững.
Huyết áp là gì?
Như ta đã biết thì tim chính là nơi bơm máu đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể thông qua hệ thống động mạch. Mỗi khi máu chảy từ tim đến các cơ quan khác thì trong mạch máu sẽ xuất hiện những sức ép từ thành mạch máu. Thông số đo lực tác động của máu lên thành động mạch được gọi là huyết áp.
Tùy theo lực co bóp của tim và sức cản thành động mạch khác nhau ở mỗi người mà huyết áp sẽ khác nhau. Tuy nhiên sẽ có ngưỡng an toàn chung nhất định.
Những thay đổi về huyết áp trong chu kỳ tim
Thông thường ở các kết quả đo huyết áp bạn sẽ thấy kết quả ghi 120/80 mmHg là huyết áp ở mức bình thường, vậy bạn có hiểu hai con số đó ký hiệu cho kết quả gì không? Thực chất đó là thể hiện của hai thông số sau:
- Huyết áp tâm thu: Chính là số huyết áp cao nhất, là áp lực cao nhất sinh ra trong động mạnh khi tim co bóp. Đây là thông số được viết trước, và chỉ số huyết áp tâm thu bình thường sẽ là từ 90-140 mmHg.
- Huyết áp tâm trương: Là số huyết áp thấp nhất, là áp lực thấp nhất sinh ra trong động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa hai lần co bóp. Chỉ số huyết áp tâm trương ở người có sức khỏe bình thường sẽ thay đổi từ 50/90 mmHg
Đơn vị áp lực của huyết áp là milimet thủy ngân (mmHg). Huyết áp ở người được đo ở động mạch tay, là mặt trong của tay ở vị trí cùi trỏ.
Xem thêm:
- Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
- Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường
- Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Yếu tố bên trong cơ thể
- Sức co bóp của tim
Sức co bóp của tim ảnh hưởng khá nhiều đến huyết áp. Vì khi tim co bóp càng mạnh, đập càng nhanh thì sẽ làm áp lực của máu lên thành động mạnh càng lớn hơn. Khi tim đập nhanh do vận động mạnh hoặc cảm xúc hồi hộp. Hưng phấn sẽ làm huyết áp tăng cao hơn bình thường.
- Sức cản của động mạch
Máu chảy trong các động mạch để đến nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Do đó nếu động mạch có sự co dãn tốt, không có nhiều cản trở thì máu sẽ dễ dàng di chuyển hơn, lúc đó huyết áp sẽ ổn định. Còn trong trường hợp xơ vữa động mạch, thành mạch đàn hồi kém thì máu sẽ khó khăn trong việc di chuyển. Sức cản của thành động mạch lên máu sẽ cao làm huyết áp tăng cao. Tình trạng xơ vữa động mạch gây ra bệnh cao huyết áp thường xuất hiện nhiều ở người cao tuổi.
- Lượng máu
Khi lượng máu trong cơ thể thấp sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp thấp. Điều này xảy ra do lượng máu không đủ nhiều để tạo áp lực lên thành động mạch. Khi con người bị mất quá nhiều máu, huyết áp sẽ giảm làm nguy hiểm đến tính mạng khi máu không đủ để đưa đi khắp cơ thể.
Yếu tố bên ngoài cơ thể
- Tư thế ngồi
Bạn không ngờ rằng tư thế ngồi hay đứng của bản thân lại ảnh hưởng đến huyết áp đúng không? Thực chất bạn nên tập tư thế ngồi đúng thẳng lưng và vai. Đồng thời bạn nên thư giãn bàn chân và đặt bàn chân chạm đất chứ không nên để chân lơ lửng. Tư thế đúng sẽ giúp cho máu dễ dàng lưu thông từ tim đến các cơ quan trong cơ thể. Từ đó huyết áp của bạn luôn ở mức ổn định.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và huyết áp của mỗi người. Rất nhiều người các thường xuyên dùng các thức ăn chứa nhiều mỡ động vật. Đồng thời có những người ăn mặn, dùng các chất kích thích như rượu bia, cafe…Các thực phẩm này sẽ gây ra các bệnh như xơ cứng thành động mạch, hoặc máu nhiễm mỡ.
Chế độ sinh hoạt điều độ khoa học cũng sẽ giúp phòng tránh các bệnh về huyết áp. Mỗi ngày nên hoạt động tập thể dục ít nhất 30 phút. Với những người mới bắt đầu thì nên chú ý đến việc tăng cường độ mỗi ngày. Chế độ này để rèn luyện sự deo dai chứ không nên tập với cường độ quá cao.
Phương pháp giúp huyết áp ổn định
Có rất nhiều những tác nhân gây ra việc thay đổi huyết áp như: hoạt động nặng, chơi các môn thể thao hay trò chơi cảm giác mạnh, thay đổi cảm xúc đột ngột. Hoặc đến cả khẩu phần ăn không lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp… Vì thế để chăm sóc và phòng tránh, bạn nên chú ý thực hiện các phương pháp như:
- Có chế độ ăn uống đủ chất. Bạn nên hạn chế thói quen ăn mặn, không sử dụng quá 6g muối natri một ngày. Để phòng tránh các bệnh về huyết áp thì nên có chế độ ăn uống hợp lý như: tăng khẩu phần ăn có chứa nhiều Kali, Canxi như rau củ quả, các loại hạt, các loại sữa…
Hạn chế làm việc quá sức để huyết áp ổn định
- Không làm việc quá sức, không để bản thân quá căng thẳng. Cần kết hợp làm việc học tập nghỉ ngơi khoa học và hợp lý.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn trong động mạch…
Các bệnh về huyết áp thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mỗi người. Đặc biệt là với người cao tuổi. Thành động mạch đã trở nên yếu hơn, không còn dẻo dai như xưa nữa. Vì vậy hãy hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp để điều chỉnh về lối sống. Đặc biệt là cần bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
>>>Du học nghề ngành điều dưỡng tại Đức – môi trường du học nghề điều dưỡng hàng đầu thế giới