Bệnh viêm phế quản là bệnh về đường hô hấp mà mọi người thường xuyên gặp phải. Kiến thức Y tá – điều dưỡng về bệnh này là rất cần thiết. Nếu không lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản một cách chi tiết và hiệu quả thì bệnh có thể sẽ trở thành mãn tính và dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân.
Tổng quan về bệnh viêm phế quản
Nguyên nhân bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản là chứng bệnh về đường hô hấp xuất phát từ việc niêm mạc của phế quản bị viêm nhiễm. Viêm phế quản được chia thành hai loại là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.
Nguyên nhân gây ra viêm phế quản cấp tính 90% là các nguyên nhân như cảm cúm, viêm họng, viêm xoang, hệ miễn dịch suy yếu… Đây là loại bệnh rất bổ biến, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản mãn tính thì rộng hơn nhiều có thể là do:
- Những đợt viêm phế quản cấp tính lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài mà không tập trung điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, biến bệnh thành mãn tính.
- Ngoài ra phần lớn nguyên nhân là do nghiện thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá hay môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi
Khói thuốc lá – một trong những nguyên nhân gây ra viêm phế quản
- Tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất như bột, dệt may, hóa chất… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản mãn tính.
Triệu chứng bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản cấp tính thường kéo dài các tình trạng bệnh trong thời gian ngắn, thường là vài ngày đến vài tuần, bệnh mãn tính thì tình trạng bệnh sẽ kéo dài từ vài tháng trở lên. Các triệu chứng của bệnh thường là cơ thể mệt mỏi kèm theo các hiện tượng:
- Ho thường xuyên và ho có đờm, đờm có thể màu vàng xám, xanh lục, trắng, trong trường hợp bệnh nặng còn có thể có máu.
- Tức ngực, khó khăn trong việc hô hấp, hơi thở khò khè.
- Sốt và cơ thể ớn lạnh
>>>Một số bệnh liên quan mà bạn nhất định phải biết:
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản
Nhận định tình trạng bệnh nhân
Đầu tiên, điều dưỡng viên cần hỏi thăm về tình trạng và tiền sử bệnh như:
- Thời gian phát bệnh
- Có tiền sử bệnh mãn tính không? Có xảy ra theo mùa không?
- Các nguyên nhân phỏng đoán: dầm mưa, cảm lạnh, tiếp xúc với người mắc bệnh…
- Có mắc các bệnh liên quan tai, mũi, họng không?
Bước tiếp theo, điều dưỡng viên quan sát các triệu chứng lâm sàng:
Giai đoạn nhẹ có các triệu chứng như:
- Sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, đau đầu sổ mũi.
- Ho khan, ho từng cơn.
- Cảm giác rát bỏng và đau xương ức khi ho
Giai đoạn bệnh nặng:
Khó thở – biểu hiện của viêm phế quản giai đoạn nặng
- Ho kèm đờm xanh.
- Xuất hiện tình trạng khó thở.
- Nếu tình trạng ho khan kéo dài vài ba tuần trở lên và có tiền sử nghiện thuốc lá cần phải chú ý đến ung thư phế quản.
Để có những căn cứ chính xác nhằm nhận định tình trạng bệnh, cần tiếp tục thực hiện các xét nghiệm lâm sàng như:
- Chụp X quang phổi
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm đờm
Mục tiêu khi chăm sóc
- Điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh ở các ổ nhiễm khuẩn như tai, mũi, họng. Và điều trị các triệu chứng: cần làm thông thoáng đường hô hấp bằng cách sử dụng các loại thuốc long đờm, corticoid, các thuốc chống phù nề, làm giảm tiết dịch.
- Chăm sóc làm giảm dần các triệu chứng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tránh bệnh tái phát hoặc kéo dài dai dẳng thành bệnh mãn tính.
- Đối với bệnh viêm phế quản mãn tính, chăm sóc điều trị để tránh bị biến chứng nặng: bội nhiễm phổi, giãn phế nang, suy hô hấp cấp và suy tim.
Các bước chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản
Bước đầu tiên là làm sạch dịch ứ đọng ở phế quản:
Nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa
- Đặt bệnh nhân viêm phế quản nằm ở tư thế ngửa, đầu ngẩng cao để làm thông thoáng đường hô hấp.
- Để bệnh nhân uống nhiều nước ấm làm loãng đờm, súc miệng bằng nước ấm và vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi khạc đờm.
- Với tình trạng nặng có thể cần thực hiện hút đờm cho bệnh nhân.
Những lưu ý khi cho bệnh nhân uống thuốc:
- Khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước ấm và các loại nước trái cây có nhiều vitamin C.
- Cho bệnh nhân uống các loại thuốc long đờm theo chỉ định từ bác sỹ: Acetyl cystein, ambroxol…
Đồng thời, điều dưỡng viên cần chăm sóc về dinh dưỡng cho bệnh nhân:
- Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện vệ sinh răng miệng hiệu quả
- Cho bệnh nhân ăn nhiều bữa một ngày, nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu tránh đồ nhiều dầu mỡ.
- Khuyến khích bệnh nhân ăn thêm trái cây, rau xanh, sữa…
Đề phòng biến chứng:
- Để đề phòng biến chứng cần chú ý hướng dẫn và giám sát bệnh nhân vệ sinh tai mũi họng trong quá trình bị bệnh, để loại bỏ hoàn toàn virut gây bệnh.
- Hướng dẫn khuyến khích bệnh nhân thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, tập thể dục nâng cao sức khỏe thường xuyên.
- Thường xuyên kiểm tra định kỳ các bệnh phổi mạn tính, các ổ viêm nhiễm, ổ xoang, tai mũi họng để điều trị kịp thời.
- Tiêm phòng sởi, ho gà, cúm.
Đánh giá quá trình chăm sóc.
Sau khi đã thực hiện chăm sóc bệnh nhân theo kế hoạch thì cần đánh giá quá trình để đánh giá hiệu quả và có sự điều chỉnh nếu cần. Các tiêu chí:
- Đánh giá tình trạng ho và khạc đờm có được cải thiện không?
- Đánh giá tình trạng bệnh và mức độ bệnh.
- Đánh giá tình trạng bệnh nhân: tinh thần, hiểu biết bệnh tật và các biến chứng.
- Đánh giá kết quả đáp ứng điều trị đối với bệnh nhân.
Bệnh viêm phế quản tuy ít gây nguy hiểm tính mạng nhưng nếu người điều dưỡng, chăm sóc không lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản khoa học sẽ gây bệnh mãn tính làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.
>>>Du học nghề ngành điều dưỡng tại Đức – lựa chọn hoàn hảo cho giấc mơ học điều dưỡng của bạn