Tìm hiểu về cờ phát xít Đức và chữ thập ngược trên lá cờ

Tìm hiểu về cờ phát xít Đức và chữ thập ngược trên lá cờ

Có lẽ ít ai biết được rằng biểu tượng chữ thập ngoặc trên lá cờ phát xít Đức trong Thế chiến thứ II chính là do ông trùm Adolf Hitler lựa chọn. Dưới con mắt của nhân dân thế giới, lá cờ có chữ Vạn ở giữa tượng trưng cho tội ác và sự tàn nhẫn, nhưng với Hitler, đó lại là biểu tượng cho sự thắng lợi của cuộc chiến đấu vì một thế giới mới. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích về cờ phát xít Đức và lịch sử hình thành của lá cờ này nhé.

Biểu tượng chữ Vạn trên cờ phát xít Đức và chữ Vạn trong Phật giáo

Nói đến chủ nghĩa phát xít nói chung và phát xít Đức nói riêng thì cờ phát xít là điều nhất định phải bàn tới. Cờ phát xít Đức có một chữ thập ngược (chữ Vạn) in ở giữa.
Ngày nay, có nhiều người thắc mắc về sự giống nhau giữa chữ Vạn trên cờ phát xít Đức và chữ Vạn trong Phật giáo bởi về hình thức thì chúng hoàn toàn giống nhau. Trên phương diện lịch sử, chữ thập ngoặc này đều có nguồn gốc từ Swastika của người Aryan nhưng giá trị tinh thần của chúng thì hoàn toàn khác biệt.

  • Khi Swastika xâm nhập vào Hindu giáo ở Ấn Độ, Swastika giống như biểu trưng cho sự vĩnh hằng của hoàn vũ. Chữ Vạn này chính là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật, thể hiện sự Phật tính, từ bi. Chữ Vạn cũng được đặt ngay trên trước ngực của đức Phật.
Cờ phát xít Đức có biểu tượng chữ thập ở giữa
Cờ phát xít Đức có biểu tượng chữ thập ở giữa
  • Còn chữ Vạn trong cờ phát xít Đức lại là biểu trưng cho tham vọng thống trị thế giới, chiêu bài đen tối của Hitler, bởi vậy nó có màu đen nằm nghiêng trong một vòng tròn màu trắng. Khi nhắc đến chữ Vạn trong cờ phát xít Đức, chúng ta đều liên tưởng đến sự tối tăm, chết chóc và sự hiểm ác của một đế chế tàn độc.

Thật khó có thể so sánh chữ Vạn trong Phật giáo với chữ Vạn trong cờ Đức quốc xã bởi một bên là “trời cao” còn một bên là “vực thẳm”. Thực tế hai biểu tượng này chỉ giống nhau về cách thức còn ý nghĩa tinh thần lại hoàn toàn không có sự liên quan.

Xem thêm : Du học nghề Đức – cơ hội du học miễn phí được trả lương

Lịch sử của biểu tượng chữ thập ngoặc trên cờ Đức quốc xã

Biểu tượng chữ thập ngoặc hay chữ Vạn trên cờ Đức quốc xã là hình chữ thập với bốn đầu mút gập vuông góc về cùng một hướng. Biểu tượng này được người phương Tây gọi là Swastika. Hitler đã sử dụng Swastika làm biểu tượng cho Đức quốc xã và gắn lên cờ của đất nước này.
Swastika là biểu tượng cổ xưa nhất mà loài người đã sử dụng cách đây hơn 3000 năm. Swastika được phát hiện trên những di chỉ khảo cổ tại vùng Lưỡng Hà, Ấn Hằng, sau đó xuất hiện ở hầu khắp các lục địa Á, Âu, Mỹ. Bằng chứng là Swastika xuất hiện trong nghệ thuật của người Hindu, trong kinh phật và tiếng Hán. Với lộ trình “di cư” như vậy, Swastika được gọi với nhiều tên khác nhau nhưng phần lớn các nơi vẫn giữ đúng cái tên Swastika như ban đầu.
Các nghiên cứu khảo cổ đã chỉ ra rằng chủ nhân của biểu tượng Swastika là người Aryan sinh sống trên vùng cao nguyên Iran ở Nam Á cách đây hàng triệu năm. Người Aryan lai tỏa đi khắp nơi, lai tạp với cư dân bản địa để dần trở thành người phương Tây như ngày nay.
Huyền thoại về người Aryan khiến người theo chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu thời bấy giờ phải đem lòng ngưỡng mộ, trong đó có Adolf Hitler. Ông cho rằng người Aryan là chủng tộc thượng đẳng và đã lấy Swastika của người Aryan làm làm biểu tượng của cờ Đức quốc xã.

Cờ phát xít Đức được Hitler sử dụng khi tham gia các cuộc Meeting
Cờ phát xít Đức được Hitler sử dụng khi tham gia các cuộc Meeting

Sự hình thành cờ phát xít Đức

Sau khi trở thành người thống trị của Đảng quốc xã, Hitler luôn đau đáu ý định phải tìm kiếm một lá cờ với biểu tượng thích hợp để thể hiện rõ những gì mà Đảng muốn phát huy và nhằm mục đích kích thích óc tưởng tượng cũng như sự chiến đấu của quần chúng.
Khi đó, rất nhiều người đã đề xuất với ông về các mẫu thiết kế. Trong số các mẫu thiết kế mà đảng viên đề xuất, ông có nhận thấy hình chữ thập ngoặc. Hitler đã tạo nên một lá cờ có nền màu đỏ, ở giữa có hình tròn màu trắng tương đối lớn, bên trong có in chữ thập ngoặc là biểu tượng Swastika của người Aryan – chủng tộc mà ông cho là thượng đẳng và có quyền lực tối cao.
Thế nhưng dưới con mắt của nhân dân toàn thế giới, vòng tròn màu trắng có in hình chữ thập ngược màu đen hơi nghiêng về một phía lại tượng trưng cho sự tăm tối, chết chóc và những gì tang thương nhất.
Lý giải vì sao biểu tượng chữ thập ngoặc trong cờ của phát xít Đức dưới thời Hitler lại có màu trắng và đen, sở dĩ màu đỏ và vàng của nền Cộng hòa thời đó bị nhiều người Đức có ác cảm. Hình chữ thập ngoặc cũng như lá cờ của phát xít Đức đã thể hiện sức mạnh huyền bí, có sức lôi kéo quần chúng mạnh mẽ và cũng thể hiện một phần nghệ thuật tuyền truyền của Đảng quốc xã lúc bây giờ mà không phải đảng phái nào ở Đức cũng làm được.
Hy vọng những thông tin về cờ phát xít Đức trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về chủ nghĩa độc tàn Hitler cũng như về lá cờ dưới thời ông trùm phát xít này thống trị.

Tìm hiểu thêm một số thông tin khác liên quan tại https://avt.edu.vn/nuoc-duc/thu-tuc

3.8/5 - (6 bình chọn)

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI

Hãy tự tin trong mỗi quyết định, bởi sự lựa chọn đúng đắn chính là bước đệm để bạn vươn xa. Các bạn trẻ Việt Nam chúng mình hãy hiện thực hóa giấc mơ du học, học nghề Quốc Tế ngay hôm nay bằng cách NHANH TAY đăng ký để được tư vấn miễn phí nhé!

Hotline Du học nghề Đức

091 229 6060

Hotline Du học Hàn Quốc

094 188 1515

Hotline Du học nghề Úc

091 645 1010

    Facebook Youtube Tiktok Instagram
DMCA.com Protection Status

Trụ Sở Văn Phòng Tổng

Số 12 – 14, Galaxy 6, Ngân Hà Vạn Phúc, 69 Tố Hữu, phường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, Hà Nội.

Trung Tâm Đào Tạo Ngoại Ngữ

Số 48, Galaxy 3, Ngân Hà Vạn Phúc, 69 Tố Hữu, phường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, Hà Nội.

Ký túc xá lưu trú số 1

Tòa K1 – Trường CĐXD Số 1 – Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Văn phòng đại diện tại Hàn Quốc

서울특별시 중구 만리재로 185 만리동 2가 KCC 파크타운 101 동 1508호 Tel: 장병환 +82 70 4001 8066

Văn phòng tại CHLB Đức

Địa chỉ: Eislebener Straße 16, 99086 Erfurt, Đức

Hotline: +491735700979

Văn phòng đại diện tại Úc

367 Collins Street, Melbourne, Úc

Copyright ©2020 Bản quyền thuộc về tổ chức giáo dục AVT