Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim đầy đủ nhất

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim chi tiết

Suy tim là tình trạng bệnh lý xảy ra khi tim mất khả năng bơm hiệu quả để duy trì dòng máu đáp ứng các nhu cầu của cơ thể. Vì vậy, những bệnh nhân suy tim luôn gặp phải giới hạn về sức vận động và luôn cần người theo dõi, chăm sóc. Hướng dẫn về quy trình chi tiết kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim sau sẽ giúp bạn nắm bắt rõ và dễ dàng hơn trong công việc của mình.

Phân độ suy tim

 
Phân độ suy tim của bệnh nhân
Trước khi điều trị và chăm sóc bệnh nhân suy tim, điều dưỡng viên cần hiểu rõ về tình trạng bệnh, đặc biệt là độ suy tim. Theo Hội tim mạch New York (NYHA), suy tim có thể phân thành 4 độ dựa vào triệu chứng cơ năng và khả năng vận động như sau:

  • Độ I – Không hạn chế vận động: Bệnh nhân khi vận động thể lực thông thường không gây ra tình trạng mệt mỏi, khó khở hay hồi hộp.
  • Độ II – Hạn chế nhẹ vận động: Bệnh nhân vận động thể lực thông thường có thể bị mệt mỏi, khó thở, đau ngực. Bệnh nhân trở về bình thường khi nghỉ ngơi.
  • Độ III – Hạn chế nhiều vận động: Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ sẽ dẫn đến triệu chứng cơ năng như khó thở, đau ngực, xanh tím.
  • Độ IV – Hạn chế hoàn toàn vận động: Bất kì vận động thể lựa nào cũng gây khó chịu. Triệu chứng cơ năng xảy ra ngay cả khi không hoạt động và có chiều hướng tăng mạnh khi vận động nhẹ.

Nhận định tình trạng người bệnh suy tim

Để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim hiệu quả và phù hợp, trước hết điều dưỡng viên cần thu thập thêm thông tin cũng như nhận định tình trạng người bệnh bằng cách quan sát và hỏi bệnh

Quan sát

  • Màu da, sắc mặt, móng tay, móng chân
  • Tình trạng tinh thần
  • Nhịp thở, vị trí tim đập ở ngực
  • Tình trạng phù toàn thân, mí mắt, mắt cá

Hỏi bệnh

Hỏi bệnh nhân suy tim

  • Bệnh nhân được chẩn đoán suy tim từ bao giờ? Đã điều trị ở đâu chưa?
  • Tiền sử bệnh, có từng mắc bệnh gì liên quan đến tim ? Có khó chịu khi dùng thuốc không?
  • Chế độ dinh dưỡng? Tình trạng bài tiết?
  • Bệnh nhân có bị khó thở không? Kiểm tra nhịp thở và SpO2 để đánh giá tình trạng này.
  • Da có xuất hiện tình trạng bị xanh tím không?

Chẩn đoán điều dưỡng

Sau khi đã có đầy đủ thông tin từ người bệnh, điều dưỡng viên có thể nhận định và chẩn đoán các vấn đề có thể xảy ra với bệnh nhân. Điều này không chỉ giúp dễ dàng, hiệu quả hơn trong việc chăm sóc mà còn có thể xử lý các tình huống phát sinh kịp thời. Thông thường các bệnh nhân suy tim có thể gặp một số tình trạng sau:

  • Khó thở do tăng áp lực ở phổi.
  • Xanh tím do giảm độ bão hoà oxy máu.
  • Số lượng nước tiểu ít do giảm tuần hoàn hiệu dụng.
  • Nguy cơ phù phổi cấp do suy tim trái.
  • Bệnh nhân lo lắng, bối rối

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim chi tiết

Chăm sóc cơ bản

  • Theo dõi: Mạch, nhịp tim, ECG, nhiệt độ, huyết áp, lượng nước tiểu, tình trạng tinh thần bệnh nhân.
  • Tư thế nằm: Đối với bệnh nhân suy tim, tư thế nửa nằm nửa ngồi là tư thế phù hợp và thoải mái nhất.
  • Vận động: Bệnh nhân suy tim tuyệt đối không được hoạt động, vận động quá sức mà phải nghỉ ngơi tuyệt đối ở giường. Có thể xoa bóp và làm một số động tác ở các chi, đặc biệt là hai chi dưới giúp giảm bớt nguy cơ gây tắc mạch.
  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn nhạt, đối với suy tim độ I, độ II lượng muối ăn dưới 2 g/ngày, đối với suy tim độ III và độ IV lượng muối ăn dưới 0,5 g/ngày. Bên cạnh đó ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin và các chất khác. Hạn chế nước uống, lượng nước đưa vào căn cứ vào lượng nước tiểu hàng ngày nhằm giảm các triệu chứng. Giảm uống rượu và sử dụng các chất kích thích tuyệt đối.

Kế hoạch ăn uống dành cho bệnh nhân suy tim

Bệnh nhân suy tim nên ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin

  • Thuốc uống: Cho bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, chú ý liều lượng và tác dụng phụ nếu có xảy ra.
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Điều dưỡng viên nên chú ý, quan sát và phát hiện những triệu chứng trầm cảm và suy giảm nhận thức thường gặp ở bệnh nhân suy tim. Từ đó có biện pháp điều trị và sử dụng sự trợ giúp từ người nhà bệnh nhân và xã hội.

Xử lý các tình huống

Khó thở do tăng áp lực ở phổi

  • Theo dõi Sp02, tần số thở, tính chất thở.
  • Làm thông thoáng đường thở của bệnh nhân bằng cách nới lỏng quần áo, hút đờm nếu có
  • Nếu khó thở kịch phát về đêm thì nên cho người bệnh nằm ngủ ở tư thế nửa ngồi.
  • Cho bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu theo y lệnh bác sĩ, nên cho bệnh nhân uống vào buổi
  • Có thể cho bệnh nhân thở oxy.

Xanh tím do giảm độ bão hoà oxy máu

  • Không để bệnh nhân thực hiện các hoạt động gắng sức.
  • Cho bệnh nhân sử dụng thuốc trợ tim và thuốc giãn mạch nếu có chỉ định.
  • Chú ý theo dõi huyết áp và lưu ý tác dụng phụ của thuốc

Số lượng nước tiểu ít do giảm tuần hoàn hiệu dụng

  • Theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày
  • Cho bệnh nhân uống thuốc lợi tiểu (đặc biệt chú ý bù Kali).
  • Không nên để bệnh nhân ăn mặn, suy tim độ I, độ II lượng muối ăn dưới 2 g /ngày, độ III và độ IV lượng muối ăn dưới 0,5 g/ngày.
  • Hạn chế nước uống, lượng nước đưa vào căn cứ vào lượng nước tiểu hàng ngày.

Nguy cơ phù phổi cấp do suy tim trái

  • Theo dõi cơn khó thở: khó thở khi gắng sức hay khó thở từng cơn đột ngột?
  • Theo dõi tính chất ho: ho thường xảy ra vào thời điểm nào, có lẫn đờm máu hay không?
  • Cho bệnh nhân nằm tư thế đầu cao và hướng dẫn bệnh nhân ho khạc đờm thở sâu.

Suy tim là một căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của bệnh nhân nếu không được điều trị và chăm sóc phù hợp. Quy trình kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim chi tiết sẽ giúp điều dưỡng viên dễ dàng hơn trong việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.

3.5/5 - (2 bình chọn)

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI

Hãy tự tin trong mỗi quyết định, bởi sự lựa chọn đúng đắn chính là bước đệm để bạn vươn xa. Các bạn trẻ Việt Nam chúng mình hãy hiện thực hóa giấc mơ du học, học nghề Quốc Tế ngay hôm nay bằng cách NHANH TAY đăng ký để được tư vấn miễn phí nhé!

Hotline Du học nghề Đức

091 229 6060

Hotline Du học Hàn Quốc

094 188 1515

Hotline Du học nghề Úc

091 645 1010

    Facebook Youtube Tiktok Instagram
DMCA.com Protection Status

Trụ Sở Văn Phòng Tổng

Số 12 – 14, Galaxy 6, Ngân Hà Vạn Phúc, 69 Tố Hữu, phường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, Hà Nội.

Trung Tâm Đào Tạo Ngoại Ngữ

Số 48, Galaxy 3, Ngân Hà Vạn Phúc, 69 Tố Hữu, phường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, Hà Nội.

Ký túc xá lưu trú số 1

Tòa K1 – Trường CĐXD Số 1 – Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Văn phòng đại diện tại Hàn Quốc

서울특별시 중구 만리재로 185 만리동 2가 KCC 파크타운 101 동 1508호 Tel: 장병환 +82 70 4001 8066

Văn phòng tại CHLB Đức

Địa chỉ: Eislebener Straße 16, 99086 Erfurt, Đức

Hotline: +491735700979

Văn phòng đại diện tại Úc

367 Collins Street, Melbourne, Úc

Copyright ©2020 Bản quyền thuộc về tổ chức giáo dục AVT