Giáo dục Phật giáo ở Nhật Bản có rất nhiều tinh túy và nét độc đáo. Thế nên du học các trường đại học Phật giáo Nhật Bản được rất nhiều Tăng Ni lựa chọn. Trong bài viết sau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đôi nét về những đặc sắc của các trường này.
>>>Tìm hiểu thêm thông tin một số trường đại học Nhật Bản khác:
Phật giáo ở Nhật Bản có gì đặc sắc?
Trước khi đi du học, tâm trạng lo lắng là điều dễ hiểu. Khi ấy, những thông tin về đất nước mình đến trở thành những điều vô cùng bổ ích. Vì thế, đối với Tăng Ni sinh có ý định du học Nhật Bản, việc tìm hiểu Phật giáo ở Nhật Bản là rất cần thiết. Từ đó, thấy được sự liên hệ của nó đến các trường đại học Phật giáo Nhật Bản.
Vài nét lịch sử Phật giáo Nhật Bản
- Năm 538 ( thế kỷ VI sau công nguyên), Phật giáo bắt đầu du nhập vào đất nước Nhật Bản
- Năm 587, sau gần 50 năm, đạo Phật mới được công nhận chính thức ở Nhật
- “Dốc lòng tín ngưỡng nơi Tam bảo, quy y theo Phật, Pháp, Tăng. Dứt bỏ tà tâm, tuyệt đối tuân theo giáo lý nhà Phật.” chính là những gì có ghi trong điều thứ 2 trong hiến pháp 17 điều mà thái tử Shotoku ban bố. Đây cũng là tư duy xuyên suốt trong quá trình giáo dục phật giáo tại các trường đại học phật giáo Nhật Bản.
- 2 nghìn năm thăng trầm chính là con số đọc nhắc đến khi bàn về lịch sử Phật giáo Nhật Bản
- Ngày nay, Phật giáo giúp ích rất nhiều vào việc xây dựng văn hóa ở Nhật
>>Bạn có thể xem thêm lịch sử Phật giáo Nhật Bản trên Wiki tại Phật giáo Nhật Bản
Đặc trưng Phật giáo Nhật Bản
Phật giáo Nhật bản có 4 đặc trưng cơ bản nhất. 4 đặc trưng phật giáo Nhật Bản này giúp ta hiểu hơn về phật giáo Nhật Bản. Nhưng cũng chính nó lại là đường lối chỉ đường cho việc giáo dục tại các trường đại học Phật giáo Nhật bản.
- Thứ nhất là tính dân tộc tổng hợp từ những yếu tố tôn giáo ngoại lai và bản địa. Phật giáo ở Nhật Bản là tổng hòa của yếu tố Nhật Bản và những yếu tố ngoại lai. Ngoại lai ở đây chính là Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc, … Song, tính đề cao dân tộc Nhật Bản vẫn luôn được đề cao. Phật giáo ở Nhật Bản xem các vị Bồ Tát là những vị Thần của mình.
- Thứ hai là Phật giáo Nhật Bản có tính thế tục sâu sắc. Điều này biểu hiện ở chỗ là nhiều giáo lý Phật giáo đã trở thành nếp sống của nhân dân. Giáo lý Phật giáo không được quan tâm nhiều bằng sự phổ độ của chúng.
- Thứ ba là Phật giáo Nhật Bản đa dạng tông phái. 157 tông phái chính là con số mà Cục Văn hóa Nhật Bản thống kê năm 2001
- Thứ tư là tính nhân đạo hiện thực. Đây là điều ảnh hưởng lớn đến giáo dục Phật giáo tại các trường đại học phật giáo Nhật bản. Phật giáo hướng đến việc tự hoàn thiện nhân cách của mình, bảo vệ đối với người bị áp bức. Hơn nữa, tính nhân đạo hiện thực còn được biểu hiện theo khuynh hướng tình yêu với thiên nhiên. Thể hiện rõ nhất ở nghệ thuật trà đạo, nghệ thuật Bonsai, …
Ảnh hưởng của Phật giáo đến các trường đại học Phật giáo Nhật Bản
Lịch sử lâu đời cùng đặc trưng độc đáo, đại học phật giáo ở đây mang nhiều nét thu hút.
Du học Phật giáo tại Nhật Bản học được gì?
Phật giáo sở dĩ được ra đời chính là vì con người. Giáo dục Phật giáo nhằm giáo dục con người có cách sống, đạo đức tốt hơn. Du học phật giáo tại Nhật Bản sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc về điều đó.
Tự mình nỗ lực chính là giải pháp để có cuộc sống an lực mà tự tại, không vướng bận. Đạo phật rất xem trọng cái tâm. Những bài học khi du học đại học Phật giáo Nhật Bản sẽ giúp bạn tu được cái tâm ấy.
Hơn nữa, học ở đây, bạn không những được học giáo lý mà còn biết thích nghi nó với xã hội hiện đại. Đây là cái chính, cũng là cái hay mà Tăng Ni có thể học được ở đây. Làm sao để chúng giúp ích cho việc xây dựng đất nước.
Giáo dục tại các trường đại học phật giáo ở đây có những tư tưởng mới, suy nghĩ mới.
Đại học Phật giáo Việt Nam và Nhật Bản
Trưởng thành và phát triển sau, vì thế việc đào tạo ở các trường đại học Phật giáo Việt Nam còn nhiều thiếu sót. So với Nhật Bản, các trường đại học Phật giáo Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất, giáo trình giảng dạy, … ở Việt Nam vẫn còn chưa hoàn thiện. Để nâng cao chất lượng, các trường đại học Phật giáo Việt Nam vẫn phải mời những giảng sư nước ngoài thỉnh giảng. Đại học Phật giáo Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện mình.
Tuy nhiên, các trường đại học Phật giáo Nhật Bản thì không như vậy. Các trường này hầu hết đều được thành lập và bắt đầu giảng dạy từ rất lâu. Chương trình giảng dạy và khóa học vì thế mà khá là hoàn thiện. Cộng thêm việc Nhật có nhiều điều kiện hơn trong việc cải tiến hệ thống giảng dạy. Giáo trình hay là hệ thống các giảng sư đều rất chuyên nghiệp. Học có đầy đủ kỹ năng và trí thức.
Thế nên, các trường Nhật Bản đào tạo về Phật giáo hàng năm đón lượng lớn tăng ni sinh học tập và nghiên cứu. Trong đó, để rèn luyện thêm thì tăng ni sinh Việt Nam đến đây du học cũng khá đông.
Một số trường đại học Phật giáo Nhật Bản hiện nay
Ở Nhật có một vài trường có đào tạo các lĩnh vực liên quan đến phật giáo. Du học ở đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để rèn luyện bản thân. Bạn có thể tham khảo một số trường được Tăng Ni Việt quan tâm nhất sau đây:
- Trường đại học Phật giáo Nhật Bản Otani: http://www.otani.ac.jp/. Đây là một trong các trường đại học tại Kyoto. Trường có 2 chuyên ngành liên quan đến ngành phật giáo. Đó là tư tưởng phật giáo và phật giáo hiện đại.
- Đại học Rissho (Đại học Lập Chánh), Tokyo : http://www.ris.ac.jp/. Ngành phật giáo thuộc khoa đạo đức của trường này. Theo đó, trường có 1 khóa liên quan đến phật giáo mà bạn có thể theo học. Đó là khóa tư tưởng- lịch sử và khóa văn hóa- nghệ thuật.
- Trường đại học Hanazono: https://www.hanazono.ac.jp/. Trường có 2 khoa là khoa văn học và khoa phúc lợi xã hội. Phương châm ở đây chính là lấy “Tinh thần Thiền” định hướng. Trước đây, trường khoa phật giáo riêng. Tuy nhiên, hiện nay, khoa phúc lợi xã hội ở đây chính là được chuyển từ ngành Phúc lợi Phật giáo nằm ở khoa Phật giáo ấy.
Trên đây là đôi nét liên quan đến trường đại học phật giáo Nhật Bản. Hy vọng chúng sẽ là gợi ý bổ ích giúp ích giúp các Tăng Ni sinh du học thuận lợi nhất. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thông tin về các trường đại học khác tại các trường đại học Nhật Bản.