việc hòa nhập tại trường học hoặc trong công việc. Ngoài ra, điều dưỡng viên chăm sóc người khuyết tật còn hỗ trợ những người ốm hoặc người bệnh nằm liệt gường trong việc vệ sinh cá nhân, ăn uống, thay quần áo (chăm sóc cơ bản). Họ cũng có trách nhiệm cung cấp thuốc cho bệnh nhân và hoàn thành các công tác tổ chức, hành chính, ví dụ tổ chức các chương trình giải trí hoặc tham gia lập các kế hoạch hỗ trợ/ chăm sóc.
■ Làm việc ở đâu?
Doanh nghiệp sử dụng lao động:
Những điều dưỡng viên chăm sóc người khuyết tật sẽ tìm được công việc tại
· cơ sở chăm sóc ban ngày, cơ sở điều dưỡng dành cho người khuyết tật
· xưởng sản xuất dành cho người khuyết tật và các cơ sở tâm thần học xã hội
· trường học, cơ sở trông giữ trẻ
Nơi làm việc:
Những điều dưỡng viên chăm sóc người khuyết tật chủ yếu làm việc
· trong phòng ở, phòng khách và phòng ngủ
· trong phòng tập thể dục và các nhà xưởng
Ngoài ra, họ cũng có thể làm việc ngoài trời cũng như trong văn phòng và phòng họp.
■ Phải nộp bằng cấp gì?
Để tham gia khóa đào tạo nghề hoặc đào tạo nâng cao, theo quy định, phải có bằng mittlerer
Bildungsabschluss* (* bằng tốt nghiệp THPT/THCS của Đức) và hoặc đã hoàn thành đào tạo nghề, hoặc đã có vài năm kinh nghiệm chuyên môn liên quan. Các yêu cầu chuyên môn được quy định khác nhau giữa các bang.
■ Những yêu cầu và kỹ năng cần thiết?
Yêu cầu:
· Ý thức trách nhiệm (ví dụ: khi thực hiện các biện pháp điều trị)
· Sự đồng cảm và khả năng đối phó với xung đột (ví dụ: khi đối phó với những người mắc bệnh trầm cảm hoặc có biểu hiện hung hăng)
· Kỹ năng giao tiếp (ví dụ: khi nói chuyện với người khuyết tật và gia đình của họ, giao tiếp trong các cuộc họp nhóm)
· Khả năng quan sát 1 cách chính xác và sự cẩn thận (ví dụ: để nhận biết được những thay đổi hành vi của những người được chăm sóc)
· Khả năng ổn định về tinh thần (ví dụ: để duy trì khoảng cách chuyên nghiệp khi tiếp xúc với
những người bị khuyết tật về thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc)
Những môn học ở trường:
· Tiếng Đức (ví dụ: trong việc phát triển các kế hoạch giáo dục / khuyến học; khi tư vấn về các vấn đề của trường)
· Nghệ thuật / âm nhạc / thủ công mỹ nghệ (ví dụ: làm thủ công, ca hát và chơi nhạc với trẻ em và người lớn)
· Đạo đức (ví dụ: dành cho việc chăm sóc những người cần được giúp đỡ)
■ Thu nhập trong khóa đào tạo?
Trong quá trình đào tạo nghề hoặc đào tạo nâng cao tại trường, học viên sẽ không được nhận trợ cấp. Ở 1 vài trường nghề sẽ có những chi phí ví dụ như học phí, phí nhập học và phí thi.
Các giai đoạn thực tập trong quá trình đào tạo nghề hoặc đào tạo nâng cao tại trường thì sẽ được trả công.
Nếu hoàn thành việc đào tạo nghề hoặc đào tạo nâng cao theo hình thức đào tạo kết hợp thực hành, học viên tại các cơ sở dịch vụ công lập hoặc các cơ sở đào tạo theo thỏa thuận tập thể về mức lương của cơ quan công quyền được nhận trợ cấp đào tạo như sau (hàng tháng, chưa trừ thuế phí):
· Năm đào tạo thứ nhất: € 1.191
· Năm đào tạo thứ hai: € 1.252
· Năm đào tạo thứ ba: € 1.353
Thực tập nghề nghiệp cần thiết để được nhà nước công nhận được trả thù lao với một khoản trợ cấp thực tập; số tiền này lên tới € 1,652 mỗi tháng trong các cơ sở thuộc thành phố. Trong thời gian sắp tới, AVT sẽ tổ chức nhiều buổi hội thảo, buổi gặp mặt trực tiếp với đối tác từ Đức để các bạn học viên có cơ hội gặp gỡ, trao đổi với chính đối tác ngay tại AVT.