Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ chi tiết

Một cuộc phẫu thuật thành công phụ thuộc rất nhiều vào việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ. Quá trình này có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra như biến chứng sau mổ hoặc rối loạn về sinh lý. Do đó, điều dưỡng viên cần có kinh nghiệm và chuyên môn để có thể chăm sóc bệnh nhân. Hãy cùng AVT Education tìm hiểu hơn về việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ nhé.

Nhận định tình trạng người bệnh

Trước khi tiến hành lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ, điều dưỡng viên cần nhận định về tình trạng của người bệnh về những đặc điểm sau để phát hiện và xử lý các vấn đề kịp thời.

  • Hô hấp: tần số thở, tình trạng thông khí, biên độ hô hấp, độ bão hòa oxy theo mạch đập, dấu hiệu thiếu oxy, tình trạng khó thở
  • Tuần hoàn: mạch, nhịp tim, huyết áp, dấu hiệu thiếu nước, tình trạng choáng, áp lực tĩnh mạch trung ương.
  • Thần kinh: bệnh nhân tỉnh hay mê
  • Dẫn lưu: loại, vị trí, màu sắc, số lượng, tình trạng hoạt động.
  • Vết mổ: vị trí, kích thước, thấm dịch, chảy máu, đau, nhiễm trùng.
  • Tâm lý người bệnh: lo lắng hay thoải mái.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ chi tiết

Tư thế nằm

Điều dưỡng viên hoặc nhân viên y tế cần chú ý về tư thế nằm của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân còn hôn mê, phải đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên. Bệnh nhân cũng có thể nằm ngửa nhưng nên có gối mỏng lót dưới vai để đầu và cổ ngửa ra sau. Nếu sau khi bệnh nhân đã tỉnh, nên cho bệnh nhân nằm ở tư thể Fowler. Tư thế này sẽ giúp bệnh nhân thoải mái và nhanh phục hồi hơn.

Thở oxy

Một số trường hợp bệnh nhân thiếu oxy, thay đổi hô hấp khi gây mê hoặc đau đớn gây thở yếu. Lúc này bệnh nhân sẽ cần cung cấp oxy. Có 3 phương pháp cho thở oxy: dùng mặt nạ, ống thống mũi đơn hoặc ống thông mũi hai nòng. Điều dưỡng viên nên theo dõi và cho bệnh nhân thở oxy với liều lượng cần 3-10l/phút.
Thở oxy với bệnh nhân yếu

Dấu hiệu sinh tồn

Kiểm tra, theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở 15 – 30 phút/lần cho đến khi bệnh nhân trở về trạng thái ổn định. Sau đó tiếp tục theo dõi mỗi giờ một lần. Bên cạnh đó, điều dưỡng viên cần đặc biệt chú ý người bệnh trong các trường hợp như rối loạn hô hấp, chảy máu vết thương,…

Truyền dịch sau mổ

Trong trường hợp truyền dịch, người lớn trọng lượng 60kg sẽ cần lượng dịch từ 2000-2500ml/ngày hoặc 35-40ml/kg/ngày. Nếu thời tiết nóng hoặc bệnh nhân sốt có thể tăng lên 3000ml. Một số loại dịch thường được áp dụng sau mổ trong điều kiện hiện nay đó là dung dịch Ringer Lactate, dung dịch NaCl 0,9% hoặc dung dịch Glucose 5%, 10%. Chú ý không nên cung cấp quá nhiều dung dịch NaCl 0,9% và dung dịch Glucose để tránh nguy hiểm cho bệnh nhân.
Truyền dịch cho bệnh nhân sau khi mổ

Giảm đau sau mổ

Tùy theo mức độ đau, điều dưỡng viên có thể áp dụng các kỹ thuật giảm đau khác nhau. Trong đó, sử dụng thuốc là một phương pháp phổ biến nhất. Điều dưỡng viên cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo y lệnh của bác sĩ. Trong trường hợp quá đau có thể xin chỉ thị dùng Morphine. Thuốc giảm đau nên được sử dụng theo giờ, tránh việc chỉ dùng khi xuất hiện cảm giác đau.

Vận động

Sau khi gây mê phẫu thuật, người bệnh cần được xoay trở 30 phút mỗi lần cho đến khi tự cử động được. Trong quá trình chăm sóc, điều dưỡng viên cần giúp bệnh nhân tập thở sâu. Bệnh nhân cần tập cử động chân tay để tránh các nguy cơ như viêm phổi, tắc ruột hay thuyên tắc mạch. Khi vết thương đã lành, nên cho bệnh nhân vận động đi lại nhẹ nhàng trong phạm vị phòng bệnh.

Bài tiết nước tiểu

Nếu bệnh nhân phải đặt ống thông tiểu, điều dưỡng viên cần chăm sóc bộ phận sinh dục. Đồng thời nên cho bệnh nhân uống nhiều nước (nếu được) và rút ống thông tiểu sớm. Tuy nhiên nên hạn chế việc thông tiểu. Điều dưỡng viên nên áp dụng các phương pháp giúp người bệnh tiểu bình thường. Ví dụ như đắp ấm vùng bụng dưới (chú ý tránh gây bỏng cho người già, người bệnh gây tê tuỷ sống, người bệnh liệt mất cảm giác), tiểu kín đáo,… Bên cạnh đó, phải theo dõi và ghi chép đầy đủ số lượng, màu sắc nước tiểu vào hồ sơ mỗi ngày.

Vết mổ

Vết mổ không nhiễm trùng hoặc khâu dưới da không cần thay băng và cắt chỉ. Đối với vết mổ hở, điều dưỡng viên cần lưu ý những điều sau:

  • Khâu kín da: Đối với vết mổ vô khuẩn sẽ không cần thay băng và có thể cắt chỉ sau mổ 5–7 ngày. Tuy nhiên nếu người bệnh lớn tuổi, tình trạng người bệnh suy kiệt nhiều hoặc vết mổ quá dài, vết mổ ở vị trí thiếu máu thì nên cắt chỉ khoảng 10 ngày sau mổ.
  • Khâu thưa hay để hở da: Trong trường hợp giải phẫu có nguy cơ nhiễm trùng, bác sĩ phẫu thuật thường để hở da giúp thoát dịch. Bởi vậy với những người bệnh này, điều dưỡng viên cần phải chăm sóc vết mổ mỗi ngày, thấm ướt dịch và theo dõi tình trạng vết thương, báo cáo ngay cho bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường xảy ra.

Kỹ thuật khâu vết mổ

  • Vết mổ may bằng chỉ thép: Đối với vết thương này, bệnh nhân nên được thay băng mỗi ngày hoặc thay băng khi thấm dịch. Điều dưỡng viên cần theo dõi vết thương khi thấm dịch để phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh. Có thể cắt chỉ từ 14–20 ngày sau mổ.
  • Vết mổ chảy máu: Nếu vết mổ chảy máu ít có thể băng ép vết mổ. Nếu vết mổ chảy máu nhiều điều dưỡng viên phải băng ép tạm thời. Sau đấy hãy báo cáo bác sĩ để khâu lại vết thương.
  • Vết mổ nhiễm trùng: Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ thì phải mở băng quan sát, báo bác sĩ cắt chỉ, nặn mủ vết mổ, sau đó rửa sạch vết thương và băng lại. Chú ý theo dõi vết thương và báo cáo bác sĩ nếu có vấn đề.

Ống dẫn lưu

Theo dõi tình trạng ống dẫn lưu 1 – 2 giờ/1 lần. Tùy theo loại ống dẫn lưu mà điều dưỡng viên có cách chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên điều dưỡng viên lưu ý chung cho bệnh nhân có ống dẫn lưu như sau:

  • Duy trì tình trạng ống dẫn lưu vô khuẩn trong suốt thời gian người bệnh có dẫn lưu.
  • Hướng dẫn người bệnh kẹp ống khi xoay trở, đi lại để tránh tình trạng dịch chảy ngược dòng.
  • Chăm sóc da xung quanh chân dẫn lưu mỗi ngày hoặc khi thấm dịch. Hoạt động này nhằm phòng ngừa tình trạng lở loét da.
  • Báo cáo bác sĩ rút dẫn lưu sớm khi dẫn lưu hết chức năng.
  • Phòng ngừa biến chứng do dẫn lưu như tắc ruột, chảy máu, nhiễm trùng vết thương.

Chế độ ăn

Trong những ngày đầu sau mổ, bệnh nhân không được ăn uống mà thay vào đó là truyền dịch. Có thể cho bệnh nhân uống nước (5-10ml) sau 6 giờ đầu phẫu thuật. Những ngày sau, nếu không phải phẫu thuật đường tiêu hóa thì bệnh nhân có thể ăn cháo, uống sữa. Trường hợp mổ đường tiêu hóa cần chờ đến khi trung tiện mới có thể ăn.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ là quá trình đòi hỏi sự tận tâm cũng như trình độ chuyên môn. Những chia sẻ trên đã phần nào giúp các điều dưỡng viên hiểu rõ việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ.

1/5 - (1 bình chọn)

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI

Hãy tự tin trong mỗi quyết định, bởi sự lựa chọn đúng đắn chính là bước đệm để bạn vươn xa. Các bạn trẻ Việt Nam chúng mình hãy hiện thực hóa giấc mơ du học, học nghề Quốc Tế ngay hôm nay bằng cách NHANH TAY đăng ký để được tư vấn miễn phí nhé!

Hotline Du học nghề Đức

091 229 6060

Hotline Du học Hàn Quốc

094 188 1515

Hotline Du học nghề Úc

091 645 1010

    Facebook Youtube Tiktok Instagram
DMCA.com Protection Status

Trụ Sở Văn Phòng Tổng

Số 12 – 14, Galaxy 6, Ngân Hà Vạn Phúc, 69 Tố Hữu, phường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, Hà Nội.

Trung Tâm Đào Tạo Ngoại Ngữ

Số 48, Galaxy 3, Ngân Hà Vạn Phúc, 69 Tố Hữu, phường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, Hà Nội.

Ký túc xá lưu trú số 1

Tòa K1 – Trường CĐXD Số 1 – Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Văn phòng đại diện tại Hàn Quốc

서울특별시 중구 만리재로 185 만리동 2가 KCC 파크타운 101 동 1508호 Tel: 장병환 +82 70 4001 8066

Văn phòng tại CHLB Đức

Địa chỉ: Eislebener Straße 16, 99086 Erfurt, Đức

Hotline: +491735700979

Văn phòng đại diện tại Úc

367 Collins Street, Melbourne, Úc

Copyright ©2020 Bản quyền thuộc về tổ chức giáo dục AVT